Trâm Present: Tôi yêu điên cuồng sản phẩm của tôi
Không có “đường cùng”, chỉ có kẻ đầu hàng
Hà Nội chiều đông, trong quán cà phê Highland Cột Cờ, nắng vàng chiếu lên khuôn mặt rạng ngời, đầy tự tin của cô gái 25 tuổi. Cô vừa kết thúc buổi quay quảng cáo cho dự án mới của mình – hộp quà tặng tết mang thương hiệu Trâm Present – sản phẩm “hot” trong mùa quà tặng Tết Bính Thân 2016.
Ít ai biết rằng, một đêm bão bùng cách đây hơn 4 tháng, chính cô gái xinh đẹp 9X này lâm vào tình trạng tuyệt vọng, khi Dự án Trâm Mooncake cung cấp bánh trung thu cao cấp không chất bảo quản gặp bão.
Ít ai biết rằng, một đêm bão bùng cách đây hơn 4 tháng, chính cô gái xinh đẹp 9X này lâm vào tình trạng tuyệt vọng, khi Dự án Trâm Mooncake cung cấp bánh trung thu cao cấp không chất bảo quản gặp bão.
Nữ doanh nhân 9X Trâm Present – Tạ Thị Trâm
Đây là dự án đầu tiên mà cô gái trẻ vừa giữ vai trò sản xuất và tiêu thụ, vừa lo đầu vào lẫn đầu ra. Áp lực “hai đầu” từng làm “nghẹt thở” nhiều thương hiệu bánh trung thu handmade, khiến họ không dám làm bánh trung thu không chất bảo quản vì nếu không, với hạn sử dụng 5 ngày, hàng làm đến đâu phải bán ngay đến đấy.
Đây là dự án đầu tiên mà cô gái trẻ vừa giữ vai trò sản xuất và tiêu thụ, vừa lo đầu vào lẫn đầu ra. Áp lực “hai đầu” từng làm “nghẹt thở” nhiều thương hiệu bánh trung thu handmade, khiến họ không dám làm bánh trung thu không chất bảo quản vì nếu không, với hạn sử dụng 5 ngày, hàng làm đến đâu phải bán ngay đến đấy.
Tám bếp bánh với gần 50 thợ bánh làm việc quần quật suốt ngày đêm vào thời gian cao điểm gần rằm Trung thu. Cô chủ nhỏ của họ túi bụi với hộp bánh, nhân bánh, tiếp thị, bán hàng, giao hàng… quay cuồng đến nỗi, mỗi ngày chỉ được ngủ 2 tiếng. Cô kể, trong giấc mơ nhọc nhằn ngắn ngủi cũng hiện lên bánh trung thu.
Dù đã lường trước những rủi ro và thách thức, nhưng tai bay vạ gió vẫn đổ đến, khiến cô gần như suy sụp. Số là, năm nay thời tiết nóng, khách hàng thường dùng bánh thắp hương, nên không bỏ tủ lạnh, nhiều bánh bị mốc, hỏng.
Thế là điện thoại, trang cá nhân, fanpage của cô nhận được vô số lời trách móc. Lúc đang mải mốt xin lỗi khách, lo việc đền bánh, đền tiền, thì vụ việc mới lại xuất hiện. Nhân viên fanpage của cô trót đăng mấy bức ảnh lấy trên mạng để quảng bá cho sản phẩm của mình. Tấm ảnh đó của một số bạn trong group Phố Bánh.
Vậy là, chỉ sau một đêm, cô nhận được vô số “xe gạch đá” trên tường trang cá nhân mắng cô “treo đầu dê, bán thịt chó”. Thôi thì đủ các lời bất nhã lăng mạ, chửi rủa xối xả khiến cô gái 25 tuổi choáng váng.
Một đêm trắng mất ngủ. Nếu buông bỏ, cô sẽ đi du lịch thật xa, muộn phiền sẽ chấm dứt. Thật dễ dàng! Nhưng nếu vậy, cô sẽ mất tất cả: tiền bạc, vốn liếng dành dụm từ thời sinh viên, danh tiếng cá nhân xây dựng bấy lâu nay, mấy chục nhân viên cô thuê làm việc vào dự án này và cả hệ thống phân phối hàng trăm người cô gây dựng sẽ tứ tán.
Một đêm trắng mất ngủ. Nếu buông bỏ, cô sẽ đi du lịch thật xa, muộn phiền sẽ chấm dứt. Thật dễ dàng! Nhưng nếu vậy, cô sẽ mất tất cả: tiền bạc, vốn liếng dành dụm từ thời sinh viên, danh tiếng cá nhân xây dựng bấy lâu nay, mấy chục nhân viên cô thuê làm việc vào dự án này và cả hệ thống phân phối hàng trăm người cô gây dựng sẽ tứ tán.
Ý nghĩ buông bỏ bị gạt qua. Sáng hôm sau, cô bắt đầu bước vào dọn đống bùn chướng ngại trong Dự án của mình. Đến tận nơi hoặc gọi điện thoại cho từng khách hàng xin lỗi, trả lại tiền, đền bánh mới và hướng dẫn họ kỹ càng hơn.
May mắn đến với cô, một clip tình cờ quay lại cảnh “tự sướng” trong lò làm bánh được tìm thấy, cô được giải oan. Khách hàng sau khi được giải thích cẩn thận rằng, bánh không có chất bảo quản chỉ để được ngắn ngày và phải để nơi khô ráo, nhiệt độ thấp thì tiếp tục đặt niềm tin vào cô. Đơn hàng lại tới tấp bay đến và trước Tết Trung thu 1 tuần, Dự án Trâm Mooncake phải từ chối nhận đơn hàng vì không đủ bánh cung cấp, số hộp bánh in ra đã hết.
Kết thúc dự án, cô chủ nhỏ sút mất 6 kg, nhưng thành quả thu được thì vô cùng lớn lao. Cô đã sống sót trong khủng hoảng, biến khủng hoảng thành cơ hội và quan trọng nhất là càng mạnh mẽ, vững niềm tin hơn vì “dự án rủi ro kinh khủng như thế còn làm được thì không dự án nào không làm được”.
Nhưng, nếu mọi bài toán kinh doanh đều đúng như đáp án thì cuộc đời này quá tươi đẹp, mọi doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, đâu có cảnh thua lỗ, phá sản.
Nhưng, nếu mọi bài toán kinh doanh đều đúng như đáp án thì cuộc đời này quá tươi đẹp, mọi doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, đâu có cảnh thua lỗ, phá sản.
Không tắm 2 lần trên 1 dòng sông!
Chỉ 2 tháng sau Dự án Trâm Mooncake, cô lại lao vào một dự án mới: Đầu Đông – dự án chuyên cung cấp chăn gối ga cao cấp. Mọi chi tiết cho dự án mùa vụ này đã được tính toán kỹ lưỡng. Duy có một điều cô chủ nhỏ không lường được là năm nay, Hà Nội không có mùa đông. Trong khi sản phẩm của cô lại là các sản phẩm chăn lông cừu, lông vũ, chỉ dùng được cho tiết đại hàn.
Người tính không bằng trời tính, cả chục tỷ đồng đổ vào nhập hàng về chất đầy kho chờ trời rét nhưng trời cứ trêu ngươi, nắng hoài. Nhưng nhờ cú vấp từ Trâm Mooncake, rủi ro bất khả kháng này không làm khó được cô. Thấy tình hình không ổn, cô chủ nhỏ đã khởi động hệ thống đại lý, phân phối bán hàng online của mình với 500 đại lý bán lẻ online và các kênh liên kết để “xả hàng giá gốc”.
Bên cạnh đó, cô hợp tác với hệ thống cửa hàng rèm mành, nội thất bán gói sản phẩm nhường phần lợi cho họ để giải phóng hàng cho mình. Dự án này khép lại, cô chủ nhỏ đã thoát khỏi “bàn thua” ngoạn mục và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình.
Bên cạnh đó, cô hợp tác với hệ thống cửa hàng rèm mành, nội thất bán gói sản phẩm nhường phần lợi cho họ để giải phóng hàng cho mình. Dự án này khép lại, cô chủ nhỏ đã thoát khỏi “bàn thua” ngoạn mục và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình.
Lúc này, Trâm đang chạy Dự án quà tết Trâm Present – dự án quà Tết cao cấp mới, cung cấp gói quà được nhập khẩu từ các đất nước nổi tiếng như Chile, Australia như nho khô nguyên cành, rượu vang Chile. Set quà sang trọng từ túi xách, hộp da đựng, bộ mở rượu… được nhiều doanh nghiệp lớn đặt hàng mang biếu đối tác, nhân viên dịp Tết.
“Tính tôi lạ! Làm dự án nào cũng yêu điên cuồng sản phẩm của mình. Làm bánh ngủ mơ thấy bánh, làm quà thì đêm mơ ngủ ôm chai rượu. Có thể nói là làm dự án nào tôi cũng ‘bán mạng’ vì nó!”, cô chủ nhỏ kể chuyện.
Nhìn những dự án cô từng làm, rất dễ để nhận ra, tất cả đều là mới, không có dự án nào làm lại. Với cô, “không tắm 2 lần trên 1 dòng sông” và những thử thách từ các dự án mới, lĩnh vực mới luôn là niềm yêu thích của cô.
Ngay cả những thương hiệu, doanh nghiệp, các ông bà chủ nhờ cô tư vấn marketing, cô cũng không nhận lời giúp nếu đó là việc cô đã từng làm.
“Kiếm tiền chỉ là mục tiêu cuối cùng. Quan trọng nhất là chặng đường đi đến mục tiêu sẽ được trải nghiệm nhiều cảm giác mới, chinh phục thử thách mới, đó mới là niềm say mê của tôi”, cô chủ nhỏ tâm sự.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Nhìn vào những dự án mà cô chủ nhỏ đang làm và sẽ làm, rất dễ để nhận ra cô đang chọn tập khách hàng cao cấp. Các dự án cô làm đều phục vụ nhóm đối tượng này.
“Đây là đối tượng khách hàng luôn đặt yêu cầu cao vào sản phẩm, từ ngoại hình sang trọng, bắt mắt đến chất lượng phải thượng hạng, phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm”, cô cho biết. Đây là nhóm khách hàng chịu chi, nhưng khó tính và cũng là đối tượng săn đón của nhiều cửa hàng. Không dễ thuyết phục được họ đặt niềm tin vào sản phẩm của cô. Cách duy nhất là uy tín cá nhân – Trâm Present – một thương hiệu cá nhân khá nổi trong cộng đồng facebook Việt xuất hiện trong chiến lược của Tạ Thị Trâm. Khách hàng đến với các dự án của Trâm chính từ các trang fanpage của cô.
Vốn là dân marketing, từng kinh doanh quần áo online khi ngồi trên giảng đường, cô chủ nhỏ ý thức rằng, chính khách hàng riêng là tài sản, nguồn thu lớn nhất của mình. Từ những năm tháng làm việc ở các công ty lớn, cô chủ nhỏ đã nhiệt thành chia sẻ kinh nghiệm làm marketing cho bạn bè, đối tác và những người quen biết.
Những bài viết ngắn về kinh doanh, marketing không đao to búa lớn nhưng thiết thực, giúp ích cho mọi người trong công việc đã được nhiều người yêu thích. Năm tháng qua, họ trở thành khách hàng của cô, rồi trở thành “nhân viên marketing”, tự nguyện giới thiệu khách hàng mua sản phẩm cho cô.
Ngoài việc xây dựng lượng khách hàng online, cô còn gây dựng hệ thống đại lý online phân phối sản phẩm qua các kênh mạng xã hội, web, trang thương mại điện tử… Đến nay, Trâm có trong tay hệ thống hơn 500 đại lý phân phối và hệ thống cửa hàng liên kết hợp tác tùy từng sản phẩm. Cùng với đó là các team ăn ý làm việc với cô qua từng dự án.
Ngoài việc xây dựng lượng khách hàng online, cô còn gây dựng hệ thống đại lý online phân phối sản phẩm qua các kênh mạng xã hội, web, trang thương mại điện tử… Đến nay, Trâm có trong tay hệ thống hơn 500 đại lý phân phối và hệ thống cửa hàng liên kết hợp tác tùy từng sản phẩm. Cùng với đó là các team ăn ý làm việc với cô qua từng dự án.
Không lập doanh nghiệp, chỉ thuê ngoài, dựa vào hệ thống khách hàng, hệ thống phân phối tự mình xây dựng, đến nay, Tạ Thị Trâm đã có trong tay vốn liếng kha khá và thu nhập khá lớn từ các dự án, chưa kể nguồn thu từ các hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp.
Ít người biết, Tạ Thị Trâm khởi nghiệp từ bàn tay trắng, từng dồn tiền từ học bổng để đi kinh doanh quần áo online khi còn là sinh viên Trường Đại học Công nghệ và Kinh doanh. Cô từng từ chối lời mời làm việc của các doanh nghiệp lớn, tiếp tục dấn thân vào các dự án của riêng mình.
“Dù làm bất cứ dự án nào, tôi cũng luôn nhắc mình rằng, nghề của tôi là marketing, nghề “đốt tiền để ra tiền” như mọi người thường đùa. Vì thế, khi cầm tiền của các ông chủ để “đốt” sao cho hiệu quả là cả một thử thách, vì mỗi chủđầu tư có một mục đích khác nhau. Có thương hiệu thì cần tăng độ phủ nhận diện, có thương hiệu thì muốn thúc đẩy doanh số… Thường thì các nhãn hàng, doanh nghiệp mới đều khó khăn và muốn đạt hiệu quả ngay nên áp lực cho dân marketing rất lớn”, Trâm tâm sự và cho biết đây chính là lý do tại sao cô từ chối nhiều lời mời về làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tập trung làm các dự án cá nhân, để được tự do quyết định những ý tưởng của mình và biến nó trở thành hiện thực.
“Dù làm bất cứ dự án nào, tôi cũng luôn nhắc mình rằng, nghề của tôi là marketing, nghề “đốt tiền để ra tiền” như mọi người thường đùa. Vì thế, khi cầm tiền của các ông chủ để “đốt” sao cho hiệu quả là cả một thử thách, vì mỗi chủđầu tư có một mục đích khác nhau. Có thương hiệu thì cần tăng độ phủ nhận diện, có thương hiệu thì muốn thúc đẩy doanh số… Thường thì các nhãn hàng, doanh nghiệp mới đều khó khăn và muốn đạt hiệu quả ngay nên áp lực cho dân marketing rất lớn”, Trâm tâm sự và cho biết đây chính là lý do tại sao cô từ chối nhiều lời mời về làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tập trung làm các dự án cá nhân, để được tự do quyết định những ý tưởng của mình và biến nó trở thành hiện thực.
Đó cũng là hành trình tìm kiếm thử thách và chinh phục những đỉnh cao mới của cô gái vừa bước sang tuổi 26 trong mùa Xuân này.
Tạ Thị Trâm – Trâm Present;
Sinh 4/9/1990 tại Nam Định
Năm 2012 tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Từng làm Giám đốc marketing Tập đoàn Tâm Hoàng Việt; Trưởng phòng marketing cho Nội thất ZIP.